Trên thế giới, nấm Đông trùng hạ thảo đã được các nhà khoa học nghiên cứu và thu được rất nhiều thành tựu có giá trị.
Tác dụng dược liệu và bồi bổ cơ thể của Đông trùng hạ thảo bắt đầu được quảng bá ở Tây Tạng muộn nhất từ thế kỷ XV với chức năng nổi bật nhất là thúc đẩy sản xuất tinh dịch ở nam giới. Điều này có thể xuất phát từ việc người dân quan sát thấy những con bò Tây Tạng tăng cường sinh lực sau khi ăn đông trùng hạ thảo.
Hình 1: Đông trùng hạ thảo được dùng trong trị liệu
Theo Holiday và Cleaver (2004), Đông trùng hạ thảo đã được sử dụng như một loại “thần dược” từ những năm 620 sau CN, vào thời nhà Đường ở Trung Quốc (618 – 907).
Năm 1994, Trung Quốc đã chính thức xếp loại Đông trùng hạ thảo như một dược phẩm. Sau đó, Đông trùng hạ thảo được sử dụng rất nhiều khi dịch SARS xuất hiện ở Trung Quốc vào năm 2003.
Đầu thế kỷ XVIII, những người truyền giáo Châu Âu đã đưa Đông trùng hạ thảo đến nước Pháp để nghiên cứu, vì họ coi Pháp là nước có nền y học hiện đại.
Trung Quốc, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Malaysia đã sản xuất được nấm Đông trùng hạ thảo trên quy mô công nghiệp từ những năm 1995.
Ở Việt Nam việc nghiên cứu về nấm Đông trùng hạ thảo mới chỉ bắt đầu nên còn gặp nhiều khó khăn.
NGHIÊN CỨU LÂM SÀN CỦA NẤM ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO CORDYCEPS
Các nhà y học trong và ngoài nước đã nghiên cứu sử dụng nấm Đông trùng hạ thảo để điều trị thành công các bệnh như: rối loạn máu, viêm phế quản mãn và hen phế quản, viêm thận mãn tính và suy thận, rối loạn nhịp tim, cao huyết áp, viêm mũi dị ứng, viêm gan B mạn tính, ung thư phổi (có tác dụng hỗ trợ) và thiểu năng sinh dục. Viện nghiên cứu nội tiết Thượng Hải (Trung Quốc) đã dùng nấm Đông trùng hạ thảo để điều trị cho các bệnh nhân bị liệt dương, kết quả đạt được khá tốt.